Sao lùn nâu WISE 1534 – 1043 được NASA đặt cho một cái tên kỳ lạ là “Tai Nạn” – “Accident”. Nó không hẳn là sao cũng không phải là hành tinh, nói đúng hơn WISE 1534 – 1043 bị mắc kẹt giữa hai trạng thái này. Vật thể này được hình thành trong thiên hà của chúng ta từ hồi thuở còn sơ khai. Hiện nó đang cách trái đất khoảng 50 năm ánh sáng và đang lao đi với tốc độ khủng khiếp.
Theo các nhà khoa học việc nghiên cứu Sao lùn nâu WISE 1534 – 1043 có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nguồn gốc và sự hình thành của thiên hà chứa Trái đất Milky Way. Để có thể hiểu rõ hơn về vật thể đặc biệt này mời bạn tham khảo thông tin sau của chúng tôi.
Sao lùn nâu WISE 1534 – 1043 vật thể đặc biệt bị mắc kẹt giữa trạng thái sao và hành tinh
Vật thể mang tên Tai Nạn nằm đâu đó giữa trạng thái hành tinh khổng lồ và ngôi sao thất bại được xác định có tuổi đời lên tới 13 tỷ năm; tức đã xuất hiện trong thiên hà của chúng ta từ thuở sơ khai.
“Tai Nạn” – “Accident” – là biệt danh kỳ lạ được NASA đặt tên cho sao lùn nâu WISE 1534 – 1043; hiện đang cách Trái đất chỉ 50 năm ánh sáng. Nó đang tiếp tục lao đi với tốc độ nửa triệu dặm mỗi giờ. Theo tờ Daily Mail.
Sao lùn nâu vốn không phải là sao, và cũng chẳng phải là hành tinh; nói đúng hơn là “mắc kẹt” giữa trạng thái sao và hành tinh.
Nó giống như một hành tinh khí khổng lồ (dạng sao Mộc); nhưng to lớn hơn; giàu năng lượng hơn; và có nhiều khả năng mà hành tinh không có. Nhưng nó lại hơi nhỏ so với tiêu chuẩn của một ngôi sao; kích thước không đủ để đốt cháy hydro – điều mà ngôi sao bắt buộc phải có.
Vì vậy, sao lùn nâu được coi như một dạng sao “thất bại”; hoặc một “bán hành tinh” cao cấp hơn hành tinh. Vật thể này cũng không được sinh ra cùng kiểu như các hành tinh khác: không hề có sao mẹ; mà lang thang vô định trong vũ trụ. Các nhà thiên văn tin rằng nó hầu như được sinh ra từ “hư không”: bồi tụ từ những đám mây phân tử một cách dang dở, không toàn vẹn.
Các nghiên cứu về sao lùn nâu WISE 1534 – 1043
Trong nghiên cứu mới này, các nhà khoa học từ Viện Công nghệ California và NASA (Mỹ) đã phân tích sao lùn nâu được phát hiện bởi một nhà thiên văn nghiệp dư, dựa trên dữ liệu trực tuyến của mạng lưới kính thiên văn hồng ngoại NEOWISE này và phát hiện ra rằng nó không giống bất kỳ sao lùn nâu nào được tìm thấy trước đây. Các nhà khoa học đã dùng thêm kính viễn vọng W.M.Keck ở Hawaii và 2 kính viễn vọng không gian Hubble và Spitzer để quan sát vật thể.
Nó đang “xé toạc” không gian trong thiên hà chứa Trái đất Milky Way với tốc độ khủng khiếp của mình và điều này cũng tiết lộ nó đã rất cổ xưa – tuổi đời lên tới 13 tỉ năm tuổi, tức đã hiện diện trong thiên hà của chúng ta từ những ngày đầu tiên.
Theo tiến sĩ Davi Kirpatrich, việc nghiên cứu vật thể này có thể giúp tiết lộ nhiều bí ẩn của Milky Way bởi nó hình thành khi thiên hà còn sơ sinh, đồng nghĩa với việc có cấu tạo hóa học khác biệt so với các vật thể khác.
Họ ước tính còn rất nhiều sao lùn nâu cổ đại khác ẩn nấp trong vùng tối của thiên hà. Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Astrophysical Journal Letters.
Vừa rồi là những thông tin thú vị về sao lùn nâu WISE 1534 – 1043. Mong rằng những thông tin vừa rồi sẽ giúp bạn có thêm kiến thức mới về khoa học vũ trụ. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ thông tin nào nhé.